Friday, January 6, 2023

Tom Ford: Kẻ lập dị tài hoa một đời phấn đấu cho sự hoàn hảo

 Tom Ford luôn cố gắng mang đến sự hoàn mỹ tuyệt đối cho từng thiết kế nhưng không phải lúc nào tầm nhìn của anh cũng được đồng nghiệp và công chúng ủng hộ.


Chủ nghĩa hoàn hảo là một phần không thể thiếu trong những bộ sưu tập tinh tế của Tom Ford và cả tính cách của anh.

Tom Ford sinh năm 1961 tại Austin, Texas. Cha mẹ anh rất bận rộn với công việc kinh doanh bất động sản nên anh thường sống ở trang trại với ông bà. Theo hồi ký của Ford,SAINT LAURENT siêu cấp bà chính là người đầu tiên khiến anh cảm thấy kinh ngạc vì vẻ đẹp của sự hoàn hảo. "Có lẽ bà là người xinh đẹp đầu tiên xuất hiện trong mắt tôi. Bà cực kỳ sành điệu, bà có mái tóc phồng to và bà lái những chiếc xe to. Lúc đó tôi mới 3 tuổi thôi, trông bà giống như một nhân vật hoạt hình. Bà bước vào cuộc sống của chúng tôi với rất nhiều món quà thú vị. Lúc nào trông bà cũng xinh đẹp và bà còn rất thơm nữa”, Tom Ford chia sẻ.

Tom Ford là một người coi trọng tiểu tiết, yêu thích cái đẹp hết lòng nhưng anh vẫn phải mất nhiều năm để thực sự tìm ra hướng đi cho mình. Năm 18 tuổi, anh chuyển đến New York để học tại Đại học New York. Tuy nhiên, anh dành phần lớn thời gian để đi chơi ở Studio 54. Một năm sau, Tom Ford bỏ học để theo đuổi nghiệp diễn xuất ở California. Anh không phù hợp với lĩnh vực này nhưng vẫn làm một thời gian để tiết kiệm tiền rồi lấn sân sang công việc mới. Ford vào Trường Thiết kế Parsons với mong ước trở thành một kiến ​​trúc sư nhưng sau đó lại chuyển sang lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1985, anh nhận công việc trợ lý cho nhà thiết kế Catherine Hardwicke. Đây chính là bước ngoặt giúp anh gắn bó với sự nghiệp của một nhà thiết kế.

Thành công chính thức đến với Tom Ford khi anh gia nhập nhà mốt Gucci vào năm 1990. Thương hiệu trứ danh đất Ý sau đó bước vào hoàn cảnh gần như phá sản nhưng Ford đã dần đưa nó trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây. Tính cách cầu toàn bẩm sinh của Tom Ford đã giúp anh xây dựng hình ảnh hoàn toàn mới mẻ cho cô gái Gucci. Cô ấy thoải mái, quyến rũ nhưng không hề thô tục. Cùng lúc đó, Tom Ford và chủ tịch Gucci, Domenico de Sole, đã ngăn chặn được việc LVMH tiếp quản thương hiệu. Kết quả là ngôi nhà thời trang đã có thể tự vươn lên và trở thành tập đoàn Gucci.







Công ty bắt đầu mua lại các hãng thời trang lớn như Yves Saint Laurent, Balenciaga, Bottega Veneta và Sergio Rossi. Tom Ford tin rằng việc đầu tư vào các nhà thiết kế trẻ như Stella McCartney, Duybrand Alexander McQueen là rất cần thiết. Tom Ford từng chia sẻ rằng anh luôn làm việc không ngừng nghỉ. Bất cứ khi nào thức, anh đều làm việc. Khoảng thời gian duy nhất nhà thiết kế này tạm gác công việc sang một bên là khi anh ngâm mình trong bồn tắm (và anh thực hiện điều này 3 lần mỗi ngày). Đến năm 2004, khi các cổ đông tỏ ra gay gắt về việc muốn kiểm soát nhiều hơn các thương hiệu tạo nên tập đoàn, Ford đã quyết định dứt áo ra đi.

Kinh nghiệm tích lũy trong thời gian làm việc ở Gucci cùng tính cách ưa chuộng sự hoàn hảo là hai vũ khí quan trọng đảm bảo cho sự thành công của Tom Ford. Thành lập thương hiệu riêng chỉ là vấn đề thời gian đối với anh. Nhờ danh tiếng sẵn có, nhà thiết kế đã ký kết một số hợp đồng cấp phép lớn và được phép đặt tên cho dòng nước hoa riêng của mình. Năm 2006, dòng nước hoa Tom Ford Black Orchid chính thức được ra mắt.

Năm 2010, Tom Ford tung ra dòng quần áo dành cho phụ nữ. Anh không tung bộ sưu tập đầu tay ra thị trường mà chỉ cho những người thân yêu xem chúng. Hai tháng sau, các thiết kế này được đăng lên một ấn bản độc quyền của tạp chí Vogue Mỹ. Buổi trình diễn thời trang chính thức đầu tiên của thương hiệu diễn ra vào năm 2011. “Khi tạo ra bộ sưu tập dành cho nữ, tôi luôn nghĩ đến những người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho cuộc đời mình” anh thừa nhận. Beyoncé, Julianne Moore, Daphne Guinness là một số cái tên quan trọng góp phần tạo nên sáng tạo cho các buổi trình diễn thời trang của Tom Ford.

Các dòng phụ kiện và thời trang nam giới của Tom Ford cũng nhanh chóng gặt hái nhiều thành công. Khách hàng bắt đầu quen mặt với thương hiệu nhờ những chiếc túi hoặc kính râm có logo chữ T dễ nhận biết. Những bộ vest lịch lãm vừa vặn hoàn hảo của Tom Ford cũng rất được các quý ông ưa chuộng.








Tuy nhiên, không phải lúc nào định hướng thiết kế của Tom Ford cũng được các đồng nghiệp ủng hộ. Khi Gucci mua lại Yves Saint Laurent, Ford là người chịu trách nhiệm thiết kế trang phục may sẵn của hãng. Mối quan hệ của Ford và YSL dần rạn nứt khi Ford bắt đầu đi chệch khỏi quy tắc thiết kế của nhà mốt Pháp. YSL muốn xây dựng hình ảnh phụ nữ Pháp mặc suit kín đáo, quyền lực, nhưng Ford lại mang đến hàng loạt bộ cánh gợi cảm, khoe da thịt. Saint Laurent mỉa mai Ford là “gã nhà nghèo học đòi”.

Từ show diễn đầu tiên cho đến nay, các thiết kế của Tom Ford liên tục được “bồi đắp” thêm vẻ gợi cảm, quyến rũ, đam mê và cám dỗ. Các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu luôn có rất nhiều cơ thể khỏa thân và những bức ảnh khiêu khích. Mọi bộ sưu tập mới đều khiến Tom Ford nhận về rất nhiều gạch đá, nhưng đồng thời doanh số bán hàng của hãng cũng tăng lên. Đôi khi các tác phẩm sáng tạo của Tom Ford rất phóng đãng, khiến người khác phải e dè,SAINT LAURENT nhưng không ai có thể phủ nhận vẻ hoàn hảo ẩn sau những bước đi táo bạo đó.

Xem thêm: Diễn Viên Quang Minh Hụt Hẫng Về Cú Sốc Con Gái "Mở Lời Từ Thời Thanh Xuân.

【Bài viết liên quan】:duybrandaccompany

Andy Loafer: Mẫu giày được khai sinh từ Andy Warhol và Olga Berluti

 Andy Loafer – đôi giày “lười” kinh điển đại diện tinh thần thời trang đương đại, được nghệ nhân Olga Berluti chế tác riêng cho ông hoàng Pop Art Andy Warhol 60 năm về trước đã trở thành biểu tượng savoir-faire vượt thời gian, đại diện cho tinh thần avant garde tiên phong dám đi ngược với những quy chuẩn của thời đại.


Nữ hậu duệ tài hoa của gia tộc làm giày
Olga Berluti là thế hệ thứ tư của nhà Berluti – gia tộc làm giày lừng lẫy với kỹ thuật chế tác thủ công thượng thừa và tinh thần avant garde tiên phong trong từng thiết kế từ năm 1895. Nếu nhà sáng lập thương hiệu – ngài Alessandro Berluti đã xây dựng danh tiếng qua đôi Oxford đầu tiên được làm từ một miếng da duy nhất, chú trọng vào phom dáng cấu thành chiếc giày qua việc tạo hình khuôn giày từ gỗ, thì con trai ông – Torello Berluti đã tiên phong áp dụng kỹ thuật 3D tân tiến vào quá trình chế tác để đạt đến sự vừa vặn hảo. Tiếp đến là thế hệ thứ ba – Talbinio Berluti, một người yêu thích da – da càng kỳ lạ càng tốt – sẵn sàng lùng sục khắp nơi để tìm kiếm những bộ da hiếm.Và cuối cùng là Olga Berluti – nữ truyền nhân duy nhất với khối óc tài hoa và tầm nhìn xa trông rộng đã đưa Berluti lên một tầm cao mới, với những thiết kế kinh điển dành cho những vị khách danh giá như Pablo Picasso, Yves Saint Laurent và Andy Warhol – người mà bà đã thiết kế đôi giày lười mang tính biểu tượng Andy vào năm 1962.

Andy Warhol – Gã quái kiệt yêu nét đẹp không hoàn mỹ
Pop Art (hay Popular Art) – Nghệ thuật đại chúng – là một phong trào nghệ thuật thị giác nổi lên giữa thời kỳ công nghiệp tại Anh và Mỹ những năm 1950 – 1960, lấy cảm hứng từ sự phát triển của thương mại và thể hiện “văn hoá vật chất” qua những chủ thể thân thuộc với đại chúng như phim ảnh, truyện tranh, quảng cáo, bao bì sản phẩm …Gây ấn tượng bằng cách sử dụng màu sắc cực kì nổi bật, Pop Art mang tới một hơi thở đầy lạc quan và sống động. Truyền tải nghệ thuật qua những thứ gần gũi, chân thật nhất với đời sống, phong trào Pop Art đã thay đổi nhận thức về nghệ thuật, phá bỏ những rào cản giữa “high-art” và “low-art”, củng cố ý tưởng rằng nghệ thuật có thể bắt nguồn từ bất kỳ đâu và không có hệ thống phân cấp văn hóa nào có thể phá vỡ điều này.

Pop Art là một trong những trào lưu mỹ thuật lớn nhất thế kỷ 20, từ khi khai sinh đã luôn song hành cùng những nghệ sĩ nổi loạn, và Andy Warhol chính là cái tên tiêu biểu. Ông không chỉ là người đã khẳng định vị thế của Pop Art trong nền văn hoá đại chúng mà còn tác động mạnh mẽ đến thế giới nghệ thuật đương đại. Phong cách độc đáo của Andy là sự pha trộn hoàn hảo giữa các tác phẩm thương mại và tư duy tự do, với tính cách dị biệt và bất quy tắc, ông vừa có thể tạo ra sự châm biếm và khiêu khích, đồng thời đưa sự tĩnh lặng và chi tiết mỹ thuật vào các tác phẩm của mình.

Sự đặc biệt từ các tác phẩm của Warhol chính là dám truyền tải nhiều khía cạnh của xã hội đương thời, từ nỗi ám ảnh về người nổi tiếng, sự lặp lại của các hình ảnh giống nhau hay sử dụng những hình ảnh minh hoạ từ bao bì quảng cáo làm chủ đề để vẽ, với hàng loạt những tác phẩm kinh điển như “Campbell’s Soup Cans”, “Coca-Cola”, “Elvis Presley” hay “Marilyn Diptych” khắc hoạ nữ minh tinh Marilyn Monroe. Qua những tác phẩm độc đáo của mình, Andy Warhol đã chạm đến giới hạn tận cùng của Chủ nghĩa hiện thực, vượt khỏi những trào lưu nhất thời bằng hình thức gần gũi nhưng thuyết phục nhất và mạnh mẽ nhất.

Khởi đầu sự nghiệp bằng nghề vẽ minh hoạ cho các tạp chí thời trang như Glamour, Vogue và Mademoiselle, Andy Warhol luôn giữ trong mình tình yêu say đắm với trang phục và rất chú trọng những món đồ diện lên người. Ông cũng là nghệ sĩ tiên phong đưa văn hoá Pop Art đến với ngành công nghiệp thời trang và biến loại hình nghệ thuật mang những hoạ tiết đa dạng sắc màu lên trang phục. Nhận thấy tiềm năng của làng thời trang, ông bắt đầu vẽ tay các thiết kế lên giấy, rồi biến nó thành váy. Năm 1966, Yves Saint Laurent từng tổ chức một show diễn lớn gọi là Pop Art Collection để vinh danh chặng đường nghệ thuật của Andy Warhol. Ông là nguồn cảm hứng không chỉ trong thời đại của ông mà còn cho đến thế hệ sau. Hiện nay, ngày càng có nhiều thương hiệu sử dụng các hình ảnh Pop Art trong các BST thời trang, từ Dior, Marc Jacobs đến Nike,…

Cơ duyên giữa gã quái kiệt và nhà chế tác trẻ
Một buổi sáng đẹp trời năm 1962, Andy Warhol đã đặt chân đến xưởng chế tác giày nhà Berluti tại thủ đô Paris – lúc ấy là điểm “nâng chân sừa túi” của hàng loạt các nhân vật nổi tiếng như Công tước xứ Winsor hay Charles de Gaulle – Tổng thống Pháp đương thời. Là người mối mai thời trang và pop-art, Andy Warhol có mối quan hệ rộng rãi và phát triển tình bạn bền chặt với các nhà thiết kế tên tuổi, một trong số đó chính là huyền thoại Yves Saint Laurent – cũng một vị khách thân thiết của nhà Berluti.

Tin tưởng vào gu thẩm mỹ và tầm nhìn xa trông rộng của gia tộc Berluti, ông đã quyết định tìm đến nhà mốt với mong muốn có được một đôi giày đặt thửa riêng cho mình. Gã quái kiệt Andy khi ấy mặc dù đã ghi dấu ấn với các tác phẩm minh hoạ quảng cáo thuơng mại, những vẫn chưa thật sự được công chúng biết đến nhiều. Đặc biệt hơn, Andy Warhol còn có niềm đam mê với đôi chân và giày, một nỗi ám ảnh tiếp tục ảnh hưởng đến ông trong suốt sự nghiệp của mình. Ông rất chú trọng vào tổng thể trang phục và sự hài hoà khi phối hợp những món phụ kiện khác nhau. Với người nghệ sĩ, mỗi bộ trang phục hoàn chỉnh chính là một tác phẩm nghệ thuật.

Bước qua cánh cửa Berluti, mặc áo khoác da da, đeo kính râm cùng mái tóc bồng bềnh màu bạch kim đặc trưng, gã hoạ sĩ khiến vài người trong xưởng nhướng mày bởi vẻ ngoài bóng bẩy có phần dị biệt. Cầm trên tay bức phát thảo được người bạn thân Yves Saint Laurent lên ý tưởng,SAINT LAURENT siêu cấp Andy tìm đến Berluti đặt thửa một đôi giày có phần mũi vuông vức, góc cạnh – điều trước giờ chưa từng có và tuởng chừng như không thể làm trên thiết kế giày lúc bấy giờ.








Qua lời giới của người bạn thân Yves Saint Laurent, Andy Warhol đã tìm đến xưởng làm giày Berluti tại Paris và yêu cầu một đôi giày lười với phần đế vuông được thửa riêng.
Người tiếp đón Andy Warhol chính là Olga Berluti – lúc ấy chỉ là một cô gái trẻ 17 tuổi ham học hỏi với niềm đam mê mãnh liệt với chế tác giày da dành cho quý ông. Vì là nữ giới, Olga không được phép đến gần các xưởng chế tác. Cô gái trẻ khi ấy chấp nhận công việc quét, phủi bụi các kệ trưng bày và nơi tiếp khách để đổi lại việc được phép đánh bóng lại những đôi giày cũ của khách hàng – một “đãi ngộ” đặc biệt để cô gái trẻ hiện thực hoá ước mơ làm giày.

Sự cố hi hữu đã xảy ra khi đơn hàng đặt thửa của Andy Warhol bị nghệ nhân Talbinio Berluti từ chối vì bản phát thảo lạ thường, cộng với việc cô gái trẻ Olga không ghi lại thông tin và quên nhận khoản đặt cọc từ vị khách dị biệt. Thương hại cô gái trẻ bậc khóc trước sự việc xày ra, một người thợ lão thành trong xưởng đã bí mật giúp Olga cùng thực hiện đôi giày của Andy – một người mà cô tin rằng rất đặc biệt, từ những vật liệu còn sót lại trong xưởng, nổi bậc nhất là tấm da với vết hằn lớn- điều tối kỵ trong tiêu chuẩn chọn lọc da hoàn mỹ, không tỳ vết của nhà Berluti.

Quay trở lại Berluti vài tuần sau đó, Andy Warhol đã rất tức giận khi nghe thông báo rằng đơn đặt hàng vẫn chưa được xử lý. Bằng sự khéo léo và khối óc nhạy bén, Olga Berluti đã tiếp cận Andy với đôi giày “lười” (loafers) mình đã tự làm, có mũi giày vuông vức như bản phát thảo, đế blake truyền thống kiểu Ý, với vết hằn lớn dọc theo thân giày.

Cô gái trẻ đã thông minh giải thích với Andy Warhol rằng, đôi giày ấy được chế tác từ da của một “con bò nổi loạn”, thích cọ xát mình vào dây thép gai, tạo nên vết hằn đặc biệt và duy nhất. Và tất nhiên, đó là tất cả những gì Andy Warhol cần nghe. Sự sáng tạo của Olga Berluti đã khiến gã qúai kiệt AndyWarhol xúc động. Bản ngã nổi loạn nay được đồng cảm đã khiến Andy tuyên bố sẽ chỉ đi những đôi giày được làm từ da những con bò nổi loạn. Thiết kế đôi giày loafer đặc biệt được gã hoạ sĩ tài ba ưu ái cho phép mang chính tên mình – Andy Loafer. Và thật thú vị là cùng vào năm 1962 định mệnh ấy, cái tên Andy Warhol đã thật sự vụt sáng trên bầu trời nghệ thuật với tác phẩm minh hoạ lừng lẫy.

Andy Loafer – Thiết kế bất hữu gắn liền với những huyền thoại
Andy Loafer là một đôi giày lười đặc biệt không giống bất kỳ đôi giày nào khác. Nó không chỉ là đôi giày gắn liền với tên tuổi hoạ sĩ thiên tài Andy Warhol mà còn là đôi giày đầu tay mở đầu cho hành trình chế tác vĩ đại của nghệ nhân Olga Berluti. Nằm trong bộ sưu tập LIVE ICONIC của BERLUTI đương đại, những đôi giày lười Andy thế hệ mới đã được các nghệ nhân Berluti cải tiến với thiết kế đế dày hơn tạo sự êm ái cho gót chân, đường chỉ may nổi lên theo dọc thân giày – tái hiện lại vết hằn đặc biệt từ nguyên bản của bà Olga năm 1962.

Đôi giày mang tính biểu tượng được cấu thành từ da Venezia với kỹ thuật thửa giày và nhiều giai đoạn thủ công, với đế giày được làm bằng da – một đặc trưng cùa nhà BERLUTI từ năm 1895 mang đến đôi giày phom dáng cứng cáp cùng độ bền bỉ, tạo cảm giác chắc chắn cho người đi. Đặc biệt hơn, với kết cấu đế Blake kiễu Ý truyền thống, với đế ngoài được khâu trực tiếp vào đế chính bằng một đường khâu chuỗi, cho phép đôi giày được linh hoạt hơn và trọng lượng nhẹ hơn. Bên cạnh đó, thiết kế mũi giày vuông góc cạnh không những tạo sự thoải mái cho ngón chân mà còn mang đến vẻ mạnh mẽ, phát cách vả dễ dàng kết hợp với nhiều loại trang phục, từ những bộ suit chỉnh chu đến quần jeans áo thun khoẻ khoắn.

Ngoài ra, đôi giày Andy Loafer còn được nâng lên một tầm cao mới với những nghệ thuật tạo lớp “gỉ” màu Patina và da Venezia – những “người em cùng mẹ” được khai sinh dưới khối óc tài hoa của nghệ nhân Olga Berluti. Nếu da Venezia được thuộc dưới công thức kết hợp chất xúc tác tự nhiên và khoáng chất độc quyền tạo sự dẻo dai, bền bỉ thì những lớp màu Patina nâng tính nghệ thuật của đôi giày lên một tầm cao mới.

Được biết, da Venezia là da nguyên tấm (full-grain) được chọn lọc một cách gắt gao từ những tấm da hoàn mỹ nhất, không tỳ vết với sản lượng ít ỏi chỉ khoảng 5 % trên toàn thế giới. Da nguyên tấm được biết đến là loại da hoàn mỹ nhất, là loại da có chất lượng tốt nhất và tự nhiên nhất. Theo thời gian và tác động của những yếu tố môi trường, da nguyên tấm sẽ tự thân phát triển lớp bảo vệ riêng, còn được gọi là lớp gỉ tự nhiên. Tại BERLUTI, hàng hiệu siêu cấp là gì sau khi được thu mua, da nguyên tấm thượng hạng đi qua công thức thuộc da độc quyền được phát minh bởi Olga Berluti, kết hợp khoáng chất và những nguyên liệu tự nhiên từ thực vật, cho ra thành phẩm là da Venezia bền bỉ với độ đàn hồi tốt, mềm mịn và dẻo dai, thấm hút màu, giúp những lớp màu Patina hoà quyện vào từng thớ da, tạo chiều sâu và độ trong suốt tinh tế.

Nghệ nhân Olga Berluti đã mạnh dạn bỏ qua các quy tắc về gu thẩm mỹ truyền thống và tiên phong đưa màu sắc lên những đôi giày nam giới, vào thời điểm mà những màu đơn sắc như đen, nâu, trắng đang thống trị. Thông qua các loại kem, bột màu tự nhiên và kỹ thuật pha màu ở nhiều sắc độ, những đôi Andy dưới bàn tay người nghệ nhân có thể tạo nên những sắc thái tương phản đa chiều, đậm nhạt khác nhau, với độ loang và sâu độc đáo. Chủ nhân đôi giày còn có thể đem tới nhờ chuyên gia đổi một màu Patina, thay đổi bất kỳ màu nào theo sở thích hoặc làm ra một màu bespoke cho riêng mình, “tái sinh”những đôi giày trong diện mạo hoàn toàn mới. Đôi giày Andy nhờ có nghệ thuật Patina lại càng tôn vinh những giá trị nghệ thuật mà Andy Warhol để lại, là từng lớp màu rực rỡ, từng nét cọ đột phá nhưng lại là những tác phẩm độc bản vượt thời gian.


Đôi giày lười Andy không chỉ là một thiết kế vượt thời gian mà còn là một tác phẩm kinh điển của nhà mốt BERLUTI, một biểu tượng savoir-faire chân thật cho sự biến việc không thể thành có thể, mà còn là một biểu tượng minh chứng cho sự phi thường, dám thể hiện sự khác biệt của mỗi cá nhân. Nghệ nhân Olga Berluti đã thiết kế một đôi giày lười thực sự theo chủ nghĩa hiện đại, phá vỡ những nguyên tắc rập khuôn về một sự hoàn mỹ rất khó để kiếm tìm. Giống như Andy Warhol, từ một cá tính không thể trộn lẫn, từng bị cả xã hội chối bỏ, ông đã vượt qua mọi rào cản bảo thủ để phá vỡ giới hạn của nghệ thuật đương thời và định đoạt giá trị về cái đẹp mới cho con người – cái đẹp đa sắc màu từ những thứ gần gũi nhất và là biểu tượng văn hoá của thời đại.

Giới điệu mộ giờ đây có thể chiêm ngưỡng thiết kế giày Andy Loafer huyền thoại tại boutique BERLUTI Hà Nội, cũng như tự mình sở hữu những tác phẩm mang vẻ đẹp cổ điển xen lẫn hiện đại, SAINT LAURENT bất hữu vượt thời gian. Hơn thế nữa, những đôi Andy có thể được biến hoá thành những tác phẩm độc bản, độc nhất vô nhị dưới bàn tay kỷ diệu của chuyên gia tạo màu ngay tại boutique.

【Bài viết liên quan】:duybrandaccompany

Tom Ford: Kẻ lập dị tài hoa một đời phấn đấu cho sự hoàn hảo

  Tom Ford luôn cố gắng mang đến sự hoàn mỹ tuyệt đối cho từng thiết kế nhưng không phải lúc nào tầm nhìn của anh cũng được đồng nghiệp và c...